+84 862 029 028

Du lịch có trách nhiệm

Du lịch có trách nhiệm là gì?

Du lịch có trách nhiệm tìm cách tối đa hóa các tác động tích cực về kinh tế, môi trường, xã hội và giảm thiểu hầu hết các tiêu cực. Tuyên bố Cape Town chỉ ra rằng du lịch có trách nhiệm cũng có những điểm đặc trưng giống với du lịch thông thường như sau:

  • Tạo ra nhiều lợi ích kinh tế và nâng cao phúc lợi cho người dân và cộng đồng địa phương, cải thiện điều kiện làm việc và tham gia vào ngành công nghiệp
  • Khuyến khích người dân địa phương tham gia vào các quyết định có ảnh hưởng đến cuộc sống và đem lại cơ hội thay đổi cuộc sống của họ
  • Đóng góp tích cực vào việc bảo tồn các di sản thiên nhiên và văn hóa nhằm duy trì một thế giới đa dạng
  • Cung cấp những trải nghiệm thú vị cho du khách thông qua mối liên kết giữa khách du lịch và người dân địa phương, tạo hiểu biết về các vấn đề văn hóa, xã hội và môi trường tại địa phương
  • Tạo cơ hội cho những người khuyết tật và có hoàn cảnh khó khăn
  • Tôn trọng văn hóa địa phương, khuyến khích sự tôn trọng lẫn nhau giữa khách du lịch và người dân địa phương; tạo dựng niềm tin, lòng tự hào dân tộc cho cộng đồng
  • Đặc biệt sự tham gia của cộng đồng lưu trú địa phương là trọng tâm của khái niệm du lịch có trách nhiệm. Điều này liên quan đến việc thực hiện DLCĐ ở các vùng kinh tế khó khăn.

Tuyên bố Cape Town 

Bộ Quy tắc Đạo đức toàn cầu về du lịch của UNWTO 

Tại sao nên du lịch có trách nhiệm

  • Du lịch có trách nhiệm mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương

Trong khi du lịch đại chúng chủ yếu đem lại lợi nhuận cho các công ty quốc tế, du lịch có trách nhiệm mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương thông qua giá trị gia tăng rất cao. Người trực tiếp tham gia sẽ nhận được tiền công xứng đáng, trong khi người không trực tiếp tham gia sẽ hưởng lợi từ những cải thiện trong cộng đồng như tiêu chuẩn vệ sinh tốt hơn, cơ sở vật chất chung được xây mới… thông qua quỹ cộng đồng.

  • Du lịch có trách nhiệm trao quyền cho người dân địa phương

Sự tham gia của người dân địa phương vào quá trình ra quyết định có ý nghĩa quan trọng trong việc trao quyền cho cộng đồng. Người dân địa phương được tự do quyết định xem họ có muốn cho phép du lịch trong thôn làng của mình không và du lịch như thế nào. Thông qua việc thực hiện các nguyên tắc dân chủ, mỗi cá nhân đều có tiếng nói và quyền quyết định sự ảnh hưởng của du lịch đối với cuộc sống của họ. Việc làm này cũng góp phần nâng cao nhận thức về khả năng tự quyết.

  • Du lịch có trách nhiệm giúp bảo tồn văn hoá

Khi du khách có trách nhiệm tới tham quan và thích thú với phong tục và văn hóa địa phương, cộng đồng sẽ được truyền cảm hứng để lưu giữ những giá trị đó. Người dân địa phương ý thức được tầm quan trọng và nét độc đáo của di sản văn hoá của mình và sẽ có động lực để bảo tồn. Truyền lại kiến thức truyền thống cho thế hệ nối dõi là việc làm rất quan trọng.

  • Du lịch có trách nhiệm giúp bảo vệ môi trường

Có một thực tế là mỗi khách du lịch đều để lại tác động tới môi trường. Tất cả mọi người đều có trách nhiệm giảm bớt dấu chân carbon cá nhân của mình, và có nhiều cách để làm việc đó. Ngoài ra, mang bình nước có thể tái sử dụng, tránh sử dụng túi ni-lông, đi bộ thay vì lái xe bất cứ khi nào có thể và tôn trọng tài nguyên thiên nhiên là những cách khác để giảm thiểu tác động đến môi trường. Nhưng du lịch có trách nhiệm có thể giúp bảo vệ môi trường như thế nào? Cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ thu hút du khách có trách nhiệm. Họ có cơ hội tiếp xúc trực tiếp với thiên nhiên thông qua đi bộ dã ngoại (trekking), đạp xe và chèo thuyền. Sự gần gũi này sẽ nâng cao nhận thức về giá trị của thiên nhiên cho du khách và cộng đồng, đồng thời dẫn đến hành vi có ý thức với môi trường và hành động để bảo vệ môi trường.

  • Du lịch có trách nhiệm tạo việc làm cho người dân địa phương, bao gồm người trẻ và phụ nữ

Du lịch có trách nhiệm tập trung vào cấu trúc của địa phương. Bằng cách mua thực phẩm của địa phương, đồ thủ công và mua bán nhu yếu phẩm tại các tiệm tạp hóa, khách du lịch có trách nhiệm đã góp phần hỗ trợ cho cộng đồng địa phương. Hướng dẫn viên địa phương, phiên dịch, lái xe và đầu bếp không chỉ chia sẻ văn hoá và chuyên môn của họ với du khách có trách nhiệm mà còn kiếm được một khoản thu nhập xứng đáng mà sau đó họ lại tái đầu tư vào nền kinh tế địa phương. Người trẻ tuổi có động lực nâng cao khả năng tiếng Anh để tìm kiếm việc làm và ở lại quê hương họ. Phụ nữ được tạo điều kiện cung cấp dịch vụ lưu trú sử dụng nhà mình làm homestay, họ chính là chuyên gia về ẩm thực địa phương và nghề thủ công, điều này khiến họ tự hào và trở nên độc lập hơn.

  • Du lịch có trách nhiệm kết nối mọi người và thúc đẩy giao lưu văn hóa

Sự tiếp xúc sâu sắc giữa khách du lịch có trách nhiệm và cộng đồng địa phương mở ra cơ hội tuyệt vời để trải nghiệm và tìm hiểu về cuộc sống của người dân địa phương. Các trải nghiệm thực tế sẽ làm cho du khách trân trọng những hoạt động đời thường như thu hoạch lúa, câu cá truyền thống hoặc hái chè. Ngược lại, du khách có trách nhiệm có thể tận dụng thế mạnh của mình, ví dụ như khả năng tiếng Anh, kiến thức về phát triển kinh doanh, kĩ thuật hay các kĩ năng khác. Làm tình nguyện cũng là một cách thiết thực và truyền cảm hứng để trao tặng lại, thay vì chỉ đơn thuần là nhận lấy.

  • Những trải nghiệm du lịch có trách nhiệm là duy nhất

Tham gia vào các công đoạn thu hoạch lúa vất vả là ví dụ mang đến cho du khách một cái nhìn độc đáo và sâu sắc về cuộc sống hàng ngày của nhiều người dân địa phương. Hơn nữa, vài đêm nghỉ tại homestay là cơ hội tốt để trao đổi về văn hoá, chính trị, lối sống và gia đình. Trải nghiệm này rất có thể sẽ thay đổi suy nghĩ của khách du lịch có trách nhiệm. Đó là những trải nghiệm đích thực không thể thay thế, và gợi mở sự đồng cảm của khách du lịch với văn hóa địa phương.

Hướng dẫn cho du khách du lịch có trách nhiệm 

Du lịch cộng đồng là gì?

Du lịch cộng đồng (DLCĐ) có liên quan trực tiếp đến cộng đồng địa phương trong việc lập kế hoạch và ra quyết định. Để có hướng tiếp cận bền vững cần phải có sự tham gia dân chủ hướng tới sự phát triển du lịch cộng đồng. Với mục đích nhằm tạo ra nơi ở tốt hơn cho người dân sinh sống và khách đến tham quan.

Mục tiêu chính của DLCĐ ở các cộng đồng dân tộc thiểu số:

  • Trao quyền cho cộng đồng lập kế hoạch và quyết định về sự phát triển du lịch
  • Bảo tồn, gìn giữ văn hóa và truyền thống địa phương
  • Đẩy mạnh xây dựng và giáo dục
  • Bảo vệ môi trường
  • Tạo thu nhập ổn định
  • Tạo việc làm
  • Bình đẳng giới và bình đẳng với những người thiệt thòi (dân tộc thiểu số)
  • Nâng cao nhận thức về bảo vệ văn hoá và thiên nhiên
  • Chống lại nạn lạm dụng tình dục, đặc biệt là đối với trẻ em

Du lịch cộng đồng so với du lịch đại chúng

Du lịch cộng đồng Du lịch đại chúng
CỘng đồng được trao quyền
  • Cách tiếp cận Từ Trên Xuống của các công ty quốc tế, cộng đồng không tham gia vào quá trình ra quyết định
Phát triển Bền vững tập trung dài hạn
  • Phát triển không bền vững, tập trung vào lợi nhuận ngắn hạn
bảo vệ môi trường
  • Phá hủy tài nguyên thiên nhiên thông qua việc sử dụng quá nhiều nước, xây dựng ở các khu vực nhạy cảm, gây ô nhiễm nguồn nước, thiếu quản lý rác thải
DU lịch không chỉ là nguồn thu duy nhất
  • Thường phụ thuộc vào du lịch là nguồn thu duy nhất
Lợi ích kinh tế cho cộng đồng
  • nhất, thiếu các lựa chọn thay thế, phụ thuộc nhiều vào tính thời vụ
Cải thiện kỹ năng của cộng đồng
  • Ưu tiên những người không được đào tạo để giảm mức lương phải trả
Bảo tồn văn hoá
  • Văn hoá thay đổi để thích nghi với các giá trị phương Tây, văn hoá địa phương thường được trình diễn trong các chương trình mang tính dàn dựng để phù hợp hơn với khách du lịch có ít thời gian
Bao gồm Bình đẳng giới
  • Bất bình đẳng về tiền lương và tiếp cận thị trường, nạn buôn bán và bóc lột
 Dịch vụ có giá cả FAIR
  • Chiết khấu, mức lương thấp, điều kiện làm việc không công bằng và bị bóc lột
cơ hội cho cộng đồng ở vùng sâu vùng xa
  • Các điểm đến du lịch chính được quảng bá, vùng sâu vùng xa bị lãng quên
người trẻ có cơ hội phát triển tương lai
  • Sự nhập cư của thanh niên vào thành phố hoặc các điểm đến du lịch do thiếu cơ hội ở quê hương của họ
Có sự tham gia của khách du lịch
  • Khách du lịch không tham gia vào đời sống địa phương
Trải nghiệm duy nhất
  • Các gói du lịch cho kỳ nghỉ có thể thay đổi
Cách tiếp cận Chậm và bền vững 
  • Phát triển khó kiểm soát

Du lịch sẽ không bao giờ được bền vững 100%, vì mỗi ngành công nghiệp có một tác động nhất định, nhưng nó có thể được dẫn dắt đúng hướng. Các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường của phát triển bền vững phải bao gồm lợi ích của tất cả các bên liên quan bao gồm người dân địa phương, cộng đồng địa phương, du khách, ngành công nghiệp và chính phủ.

Thông tin thêm về du lịch cộng đồng